Ngày xưa nhà bếp chỉ được coi là xó bếp dựng tạm để đun nấu thức ăn. Nhưng nay hoàn toàn ngược lại căn bếp được xem là nơi quan trọng nhất trong ngôi nhà, không gian nhà bếp đẹp cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người.
1. Vai trò của phòng bếp
Ngày nay, nhà bếp không chỉ dùng để nấu ăn mà còn diễn ra các hoạt động trong gia đình, mà những bữa cơm sum vầy gia đình cũng được xuất hiện ngay trong chính gian bếp nhà bạn. Đối với những người thích nấu ăn sẽ rất xem trọng về hình thức của căn bếp, họ chỉ quan tâm không gian nhà bếp đẹp, thoáng đãng mà còn cả về hình thức màu sắc bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng nấu nướng và thưởng thức.
Với những người không hẳn là yêu thích nấu ăn thì với họ chỉ đơn giản rằng không gian bếp đẹp sẽ tạo cho họ sự thoải mái. Ngoài ra, vào ngày cuối tuần cả gia đình sẽ quây quần tại phòng bếp chia sẻ cùng nhau. tạo nên một bữa ăn ngon, một không khí gia đình thật ấm cúng và hạnh phúc.
2 . Bếp trong khía cạnh phong thủy
Nhà bếp được tượng trưng cho tài vận, may mắn của gia đình. Chính vì vậy nhà bếp cần được đặt bên trong ngôi nhà. Theo phong thủy việc giữ cho không gian nhà bếp đẹp sạch sẽ giúp đem lại tài vận cho gia chủ. Và để các dòng khí tốt, vận may được lưu lại trong gia đình bạn cần giữ bếp luôn sạch sẽ. Không nên để bát đĩa bẩn tràn lan trên bề mặt và xung quanh bếp.
Tất cả dao kéo để trong bếp phải được sắp xếp gọn gàng và hướng mũi nhọn xuống. Phòng bếp phải luôn sáng sủa và thông thoáng mới đem lại tài lợi cho gia chủ. Chính vì vậy bạn cần làm từ 1 đến 2 chiếc cửa sổ để đưa ánh sáng vào trong không gian bếp đẹp.
Bếp là nơi nấu đồ ăn không nên xây dựng gần nhà vệ sinh để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Về mặt phong thủy lửa gần nước xung đột, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ.
- Các dạng tủ bếp
Tùy thuộc vào từng không gian mà gia chủ và nhà thiết kế lựa chọn kiểu bếp cho phù hợp với gia đình mình. Mỗi kiểu dáng, màu sắc, chất liệu sản phẩm đều tạo nên những phong cách riêng và giúp cho gia chủ có tâm trạng thoải mái mỗi khi sử dụng không gian.
3.1. Tủ bếp chữ L
Tủ bếp hình chữ L là một thiết kế phổ biến hiện nay trong nhiều gia đình, với thiết kế nằm trong một góc của ngôi nhà, tạo ra một khoảng không gian mở ở phía trước. Bố trí thiết bị trong khuôn tủ bếp chữ L tạo nên tam giác vuông: bồn rửa – bếp nấu – tủ lạnh, từ đó giúp người sử dụng di chuyển dễ dàng hơn trong nấu nướng.
3.2. Tủ bếp chữ U
Tủ bếp chữ U phù hợp với mọi diện tích căn bếp từ rộng rãi tới chật hẹp. Với những phòng bếp có diện tích nhỏ hẹp, thì tủ bếp hình chữ U là một lựa chọn đáng xem xét. Kiểu tủ bếp này chạy dọc 3 bức tường, cũng tạo nên tam giác: bếp nấu – bồn rửa – tủ lạnh, hiệu quả nhằm tối đa hóa không gian cho phép bạn di chuyển một khoảng cách ngắn nhất.
3.3. Tủ bếp chữ I
Cách bố trí tủ bếp thẳng (dạng chữ I – toàn bộ không gian bếp nằm gọn gàng ở một bên tường) thường tìm thấy trong những căn nhà có diện tích nhỏ (chiều ngang). Ưu điểm nổi bật của tủ bếp thẳng này là: tất cả dụng cụ nấu ăn, các thiết bị, nguyên vật liệu, … nói chung là mọi thứ để phục vụ cho việc nấu ăn đều gần nhau, lấy rất thuận tiện.
3.4. Tủ bếp chữ G
Tủ bếp chữ G là một trong những kiểu tủ đa dạng có thể thay đổi thành kiểu chữ U, trong đó phần ốc đảo hay quầy bar được gắn liền với phần tủ bếp để tạo thành chữ G. Không chỉ đảm bảo không gian thuận lợi cho người dùng di chuyển khi nấu ăn mà nó còn tạo tính thẩm mỹ cao.
Mỗi loại tủ bếp đều được ứng dụng, thi công trong những không gian khác nhau phụ thuộc vào diện tích không gian đó rộng hay hẹp, và cũng là bởi công năng mà nó mang lại. Căn bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà đôi khi nó còn là nơi sum vầy gia đình, không gian bếp càng thoáng đãng, thoải mái thì sẽ càng tạo cho không khí gia đình càng vui vẻ, hạnh phúc hơn.